Bạn có thể đã khá quen thuộc với bộ môn cờ tường. Tuy nhiên, chưa chắc bạn đã biết ý nghĩa các quân cờ tướng đó như thế nào? Nếu tò mò và muốn khám phá thì hãy cùng Keo8386 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. Đừng bỏ lỡ thông tin thú vị này.
Nội dung bài viết
Quân tướng
Quân tướng còn có tên gọi khác là quân soái. Theo luật chơi thì quân cờ này chỉ được phép di chuyển trong cung cấp. Hai bên chính là 2 quân sĩ và 2 quân tượng đứng canh gác vô cùng nghiêm ngặt. Những quân cờ này sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quân tướng. Để đánh bại tướng rất khó vì có sự bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt của những quân cờ khác. Có một số người chơi áp dụng cách chơi tấn công đến hết ván, tuy nhiên để hạ được tướng không phải là điều dễ dàng.
Để tránh xảy ra thế cờ hòa nên trong luật cờ tướng người ta đã bổ sung thêm một luật đó chính là cấm lộ mặt tướng. Cụ thể, điều luật này quy định khi tướng của một bên đã chiếm được một lộ (một hàng dọc trên bàn cờ) rồi thì tướng của đối thủ không được phép lộ mặt nhìn trước tiếp vào quân tướng của đối phướng. Nếu phá bỏ quy ước này thì người chơi sẽ thua ngay ván đó. Việc chiếm được lộ, kết hợp với luật cấm để lộ mặt tướng đã giúp một số quân cờ trong bàn cờ tướng có thêm vai trò mới. Cụ thể như xe, quân cờ này có thể uy hiếp tướng đối thủ ngay từ sân nhà mình.
Nhờ có luật lộ mặt tướng nên khi ván cờ kết thúc thì số lượng quân có ở trên bàn hầu như còn rất ít. Nếu tướng chiếm được 1 lộ nó kiềm hãm tới 1/3 vị trí có thể di chuyển của tướng đối thủ khiến tướng đối thủ gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển. Có thể bạn chưa biết, nếu chiếm được lộ giữa thì tướng của đối thủ chỉ còn lại 1/3 vị trí có thể di chuyển trong cung cấm. Lúc này, thế cờ đã trở nên dễ chơi hơn. Đối phương chỉ cần sử dụng từ 1 – 2 quân cờ là đã có thể vây hãm tướng và buộc kết thúc trận đấu tại thời điểm này.
Quân tướng là một quân cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nó có nhược điểm đó là bị hạn chế di chuyển. Khả năng chiến đấu yếu, ngoại trừ giai đoạn sắp tàn cuộc chơi khi luật cấm lộ mặt tướng khiến quân cờ này trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Để cho ra đời quân cờ tướng này thì người ta đã dựa trên hình ảnh thực tế đó là người chủ soái thường là người bày ra mưu lược, chỉ huy toàn quân đánh trận chứ không thường xuyên trực tiếp lộ mặt hay tham gia chiến đấu. Và càng về cuối trận đấu thì vai trò, nhiệm vụ của quân cờ này càng trở nên quan trọng. Bởi mỗi nước đi, cách tính toán đều có thể ảnh hưởng tới cục diện của cả trận đấu.
Quân sĩ
Không giống với quân cờ trong cờ vua, quân đứng cạnh vua chính là quân hậu, tức hoàng hậu. Tuy nhiên, cờ vua là của các nước phương Tây còn cờ tướng lại bắt nguồn từ phương Đông nên có sự khác biệt về văn hóa. Hoàng hậu không ra mặt, không tham gia vào việc chính sự. Chính vì vậy, trong cờ tướng để thay thế cho quân hậu thì người ta đã thiết kế ra quân sỹ. Vai trò của nó là bảo vệ cho tướng. Và với nhiệm vụ quan trọng này nên quân cờ này chỉ có thể di chuyển trong cung cấp với 5 vị trí đứng tất cả nằm trọn trên 2 đường chéo.
Quân sĩ cũng được xây dựng từ hình tượng trên thực tế. Quân sĩ chính là những vị quân sư một lòng trung thành đối với tướng. Họ như cánh tay đắc lực, hỗ trợ tướng trong việc đưa ra quyết sách, bảo vệ cho tướng hết mực, tận tâm. Nếu tướng mà mất đi sĩ thì giống như bản thân bị mất đi một bộ phận trên cơ thể. Lúc này, sức mạnh của tướng sẽ bị yếu đi và nó có thể đe dọa để sự toàn vẹn của tướng.
Mặc dù sỹ không có được sức chiến đấu mạnh mẽ. Thế nhưng, quân cờ này vẫn rất nguy hiểm. Gần về cuối cuộc đấu thì sĩ thường được dùng để làm ngòi nổ cho pháo chiếu tướng.
Quân tượng
Trong cờ vua và cờ tướng thì đều có sự xuất hiện của quân tượng. Cách di chuyển của quân cờ này ở cả 2 loại cờ đều giống nhau đó là di chuyển theo đường chéo. Tuy nhiên, trong cờ tướng vẫn có sự khác biệt đó là quân tướng chỉ di chuyển trong đường chéo của một hình vuông 4 ô Quân tượng chỉ có thể di chuyển ngay trên sần nhà. Chính vì vậy, quân cờ này chỉ có thể đứng ở 7 điểm trên bàn cờ. Trên đường di chuyển của tượng nếu có một quân chặn đứng giữa đường chéo thì quân cờ này bị cản và không thể tiếp tục di chuyển.
Quân tượng sẽ không thể di chuyển được vị trí người chơi muốn nếu có 1 quân cờ khác đặt tại vị trí giữa của hình vuông 2 ô. Lúc đó, người ta gọi là tượng bị cản và vị trí cản còn được gọi là mắt tượng. Quân tượng có vai trò gần giống với quân sỹ đó là phòng thủ. Thế mạnh của nó là phòng ngự, khả năng tấn công của tượng dường như yếu hơn. Quân tượng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu người chơi mất đi quân cờ này thì quân tướng rất dễ bị uy hiếp.
Quân xe
Cách di chuyển của quân xe trong bộ môn cờ tướng và cờ vua có điểm tương đồng. Quân xe thường ăn các quân của đối phương theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Quân xe nằm ở góc ngoài cùng 2 bên bàn cờ. Quân xe là một trong những quân cờ sở hữu khả năng tấn công hết sức mạnh mẽ. Nó có thể ủi bay tất cả các quân trên cản đường đi của nó. Nếu biết cách sử dụng quân xe thì người chơi rất dễ để dồn đối phương vào đường cùng hoặc thông qua quân cờ này để phần nào kĩm hãm lại sức mạnh của chúng.
Ý nghĩa các quân cờ tướng, đặc biệt là quân xe hàm chứa những điều tốt đẹp. Trên thực tế xe giống với hình tượng của người quân tử, trang nam nhi, đại trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất. Xe nổi tiếng với sự tài giỏi, chính trực và vô cùng dũng mạnh. Quân xe giống như một viên thống soái vô cùng uy nghi, lẫm liệt ở ngoài chiến trường. Xe luôn là quân tấn công mạnh mẽ nhất, trực diện nhất tới thẳng mặt của kẻ thù địch. Chính sự bộc trực, thẳng thắn đó mà xe không bao giờ đánh lén sau lưng quân địch.
Đã có không ít người mê đắm bộ môn cờ tường. Cờ tướng có sức hấp dẫn mãnh liệt bởi khả năng phối hợp đa dạng và biến hóa không lường. Có thể từ bại mà chuyển hóa thành mạnh. Mục tiêu duy nhất mà người chơi luôn hướng tới đó chính là giành chiến thắng.
Trên bàn cờ, quân xe chính là quân cờ rất quan trọng, chiếm vai trò chủ lực. Sở hữu sức mạnh vượt trội cùng khả năng di chuyển vô cùng nhanh chóng. Quân bài này được ưu ái với phạm vi tấn công và phòng ngự vô cùng rất lớn. Thế mạnh mà quân xe có được đó là sức mạnh trong tấn công và sự cơ động trong phòng thủ.
Điều người chơi cần làm khi bắt đầu cuộc chơi đó chính là làm chủ trận đấu. Để làm được điều này thì người chơi cần sử dụng quân xe, di chuyển hợp lý để chiếm được những thông lộ chính. Có một số phương hướng di chuyển khi khai cuộc đó là: Quân xe có thể di chuyển tới vị trí có quân tốt hoặc chiếm 2 trục lộ để kết hợp với quân pháo và quân mã tấn công. Trong quá trình phòng ngự thì quân xe nên chốt chặn ở vị trí trên sông để chặn đứng sự tiến công của đối thủ.
Trong quá trình chiến đấu nếu quân xe hạ gục được quân sĩ của đối thủ thì người chơi cần phải lưu ý là không được tự ý đổi quân xe. Hãy sử dụng quân xe và quân mã để tiến hành trấn áp và hạ gục đối thủ. Nếu đối thủ của bạn không có quân tượng và quân pháo thì cặp đôi này chỉ là bộ đôi tấn công tuyệt vời. Lưu ý khi chơi cờ tường đó chính là không di chuyển xe tới những vị trí có nhiều quân cản. Quân xe cần di chuyển tới vị trí thông thoáng, ít bị quân địch bao vây để thuận lợi trong cả tấn công lẫn phòng ngự.
Quân pháo
Quân pháo cũng có cách di chuyển tương đồng với quân xe. Quân pháo di chuyển theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Quân pháo sở hữu cách ăn quân đầy ấn tượng. Đặc biệt nhất là khi pháo có 1 quân châm ngòi nổ ở phía trước.
Từ thời xa xưa, tướng lĩnh thường ở trong cung và được bảo vệ bởi rất đông quân sĩ, cùng hàng lũy, hào sâu vô cùng nguy hiểm. Chính điều đó nên việc đột phá để giết được tướng vô cùng khó khăn. Mặc dù quân xe vô cùng mạnh và nguy hiểm, tuy nhiên khi xuất chiến gặp quân chặn thì quân cờ này cũng chỉ có thể bó tay. Và chính thời điểm này, quân pháo sẽ ra tay tấn công tướng địch từ bất kỳ vị trí nào trên bàn cờ. Đặc biệt hơn, quân pháo còn có thể lui về hợp lực với quân sĩ để làm ngòi nổ chiếu hết đối thủ. Đây là cách tấn công được khá nhiều người chơi áp dụng.
Pháo sở hữu cách ăn quân khá đặc biệt. Thông qua việc thể hiện sức mạnh trong quá trình khai cuộc và tàn cuộc khi quân số trên bàn cờ vẫn còn nhiều. Tuy nhiên, càng về cuối trận đấu thì sức mạnh của pháo sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì lý do đó mà khi bắt đầu trận đấu thì người chơi thường sử dụng pháo để khai cuộc. Người ta có thể dùng pháo trong pháo đầu, liệt pháo, nghịch pháo, thuận pháo. Với những người chơi bạo thì họ có thể sử dụng quân pháo để diệt mã.
Quân pháo chỉ mới bắt đầu được bổ sung từ thời Đường. Còn trước đây, lực lượng của pháo binh chưa được hành thành nên người ta đã không cho vào sử dụng. Ngày xưa, người ta thường sử dụng máy bắn đá để phục vụ cho quá trình công thành.
Với sự góp mặt của quân pháo trên bàn cờ tướng đã khiến cho cục diện trận đấu trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết. Có pháo tướng lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Pháo trở nên độc đáo và khác biệt.
Quân mã
Trong bộ môn cờ vua, cờ tướng thì quân mã đều có cùng một cách di chuyển đó là di chuyển theo hình chữ L. Tuy nhiên, sự sắp xếp quân mã ở 2 bộ môn có sự khác nhau nên sức mạnh của quân cờ này theo đó mà tăng hoặc giảm.
Đặc điểm của quân mã trong cờ tướng đó là sử dụng các giao điểm để đặt quân. Từ đó khiến cho chiến trường được mở rộng hơn. Nhờ đó mà phạm vi hoạt động của quân mã cũng lớn hơn. Để kìm hãm sức mạnh của mã làm ảnh hưởng tới sự mất cân bằng của các quân cờ khác thì người ta đã đưa thêm luật cản của mã.
Luật này được dựa trên thực tế. Người ta thường hạn chế lực lượng kỵ binh trên chiến trường bằng cách chèn vào chân ngựa. Quân mã trên bàn cờ tướng cũng bị cản lại nếu nó bị một quân cờ khác chèn vào chân. Thông qua chi tiết này chúng ta lại còn thấu hiểu về độ uyên thâm, tỉ mỉ của người Trung Hoa trong việc ứng dụng thực tế trên chiến trường vào trò chơi giải trí.
Quân tốt
Quân tốt được đánh giá là quân có ít sức mạnh nhất. Ban đầu nó khá yếu, tuy nhiên một khi quân cờ này đã qua sông thì điều đó lại trở nên khác biệt. Sức mạnh của quân tốt qua đó mà được tăng lên. Nó có thể uy hiếp tới những quân cờ khác. Nếu quân tốt qua được sống thì nó sẽ sở hữu sức mạnh bằng một nửa của quân xe.
Thông qua quân tốt, chúng ta có thể liên tưởng tới lực lượng bộ binh. Đây là lực lượng đông đảo nhất trên chiến trường cổ xưa. Người đứng đầu một đội ngũ bộ binh nhỏ nhất còn gọi là ngũ trưởng. Và đó cũng là lý do trong bộ môn cờ tướng có tới 5 quân tốt.
Người Trung Hoa đã liên tưởng thực tế vào trò chơi cờ tướng. Cụ thể họ cho rằng quân lính chính là những người phải canh giữ biên cương, bảo vệ tổ quốc. Thông qua đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy quân tốt cũng giống với những người lính. 5 quân tốt được xếp đều nhau, thẳng hàng sát với biên giới tức là con sông. Khi qua sông chính là bờ cõi của một quốc gia khác.
Quân tốt trong bộ môn cờ tướng khác với quân tốt trong bộ môn cờ vua trong cách sắp xếp. Quân tốt trong cờ tướng ít hơn, xếp đều nhau hơn. Điều này giúp cho quá trình khai cuộc và triển khai quân cờ trở nên dễ dàng và thông thoáng hơn.
Các trục dọc ở giữa 2 quân tốt giúp cho quân chủ lực có thể thuận lợi, nhanh chóng xuất trận và tiến hành tấn công chỉ sau một vài bước đi. Quân tốt trong bộ môn cờ tướng đều bị giới hạn trong quá trình di chuyển. Mỗi quân tốt chỉ được đi 1 ô duy nhất. Khác với cờ vua thì tốt khi đi tới hàng cuối cùng không được phong lên thành hậu hoặc quân xe. Chính vì vậy, người chơi cần phải hết sức lưu ý để không đưa quân cờ này đến cuối bàn cờ trong bộ môn cờ tướng. Quân tốt khi tới đường cùng chúng sẽ không còn sức mạnh, nó không thể đi tiếp và chỉ còn cách đi sang ngang.
Quân tốt là quân cờ yếu nhất nên việc thí tốt để phục vụ cho các quân cờ khác là điều dễ hiểu. Cũng giống như trên thực tế chiến trường cổ xưa, người lính thường là người phải ra trận và tấn công đầu tiên. Tuy nhiên, nếu người chơi biết cách sử dụng hợp lý thì tốt cũng rất có ích trong việc giành chiến thắng.
Bài viết trên của Keo8386 đã cung cấp tới người chơi những thông tin hữu ích về ý nghĩa các quân cờ tướng. Nếu bạn đam mê cờ tướng thì đừng bỏ lỡ tin tức này bởi nó rất hữu ích và góp phần giúp bạn giành chiến thắng trong các cuộc chơi.
>>> Xem thêm:
- Cờ tường có bao nhiêu quân? Cách chơi cờ tướng chi tiết nhất
- Vịt ú cờ tướng là ai? Tiến sĩ toán học có niềm đam mê cờ tướng