Trong mỗi lĩnh vực của cuộc sống, sẽ có những tổ chức đứng đầu với những vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản trị. Nếu vắng mặt của những tổ chức đứng đầu sẽ dễ gây ra tình trạng hỗn loạn và mất trật tự, từ đó làm cho lĩnh vực gặp nhiều khó khăn để phát triển. Vậy VFF là gì? Vai trò của VFF đối với nền bóng đá như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung bài viết
VFF là gì?
Những người đam mê bộ môn đá bóng và có sự quan tâm với bóng đá nước nhà sẽ không xa lạ với cái tên VFF. Bạn có thể bắt gặp trên những phương tiện truyền thông, diễn đàn bình luận bóng đá của Việt Nam. Bạn đọc có thể hiểu về VFF như sau:
VFF là một trong những tổ chức có vai trò quan trọng trong việc thiết lập, điều hành và quản trị nền bóng đá của Việt Nam. Đây là tên viết tắt của cụm từ VietNam Football Federation, dịch sang tiếng Việt chính là Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Có thể cái tên đã nói rõ được vị trí của VFF hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hoạt động cũng như vai trò của VFF thì bạn không nên bỏ lỡ những thông tin tiếp theo.
Quá trình hình thành và phát triển của VFF
VFF vốn dĩ đã trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển. Những dấu mốc quan trọng sau đây chính là nền tảng cho VFF được phát triển như ngày hôm nay:
- Vào năm 1961, Hội bóng đá Việt Nam với tên viết tắt là VFA (VietNam Football Association) được thành lập bởi ông Hà Đăng Ấn.
- Đến năm 1964, VFA đã được hội bóng đá thế giới FIFA và AFC công nhận đã trở thành một thành viên chính thức của tổ chức.
- Năm 1989, Ban trù bị cho Liên đoàn bóng đá đã họp và hình thành với 5 thành viên, mục đích là để đáp ứng và linh hoạt được với tình hình đổi mới của bóng đá và xã hội lúc bấy giờ.
- Cùng năm, vào tháng 8 năm 1989, Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã được tiến hành tổ chức và thống nhất đổi tên Hội bóng đá Việt Nam VFA thành Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).
- Cái tên này đã được giữ và kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Hiện nay, chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đương nhiệm chính là ông Lê Khánh Hải. VFF đã không ngừng phát triển và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền bóng đá nước nhà.
Vai trò của VFF là gì với nền bóng đá Việt Nam
Đối với nền bóng đá Việt Nam, nhiều người chưa rõ được vai trò của VFF là gì? Câu trả lời chính là vô cùng quan trọng về mọi mặt. VFF chính là một cầu nối cho tất cả những liên đoàn bóng đá khác trên cả nước có thể cùng nhau trao đổi và phát triển.
Vai trò quản lý
Quản lý là một trong những chức năng của Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF. VFF sẽ đưa ra những quy định và kế hoạch hoạt động cho toàn bộ hệ thống bóng đá của Việt Nam. Chính vì vậy, các hoạt động liên quan đến bóng đá ở quy mô lớn đều phải được VFF thông qua, giám sát và quản lý một cách chặt chẽ. Nhờ đó mới có thể tạo nên một hệ thống về đá banh văn minh, bình đẳng và liên kết chặt chẽ tại Việt Nam.
Đóng góp chuyên môn
Đội tuyển quốc gia Việt Nam sẽ được VFF chịu trách nhiệm về các hoạt động như tổ chức luyện tập, huấn luyện viên,… Quá trình tuyển cầu thủ và huấn luyện viên đều được VFF thông qua và tiến hành tìm kiếm người phù hợp.
Để có thể đem đến một đội tuyển chất lượng, VFF đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm và mời những huấn luyện viên có chuyên môn cao trên thế giới về Việt Nam. Nhờ đó, nâng cao được chuyên môn và khả năng của các cầu thủ trong thi đấu. Có thể thấy, những thành công gần đây của đội tuyển bóng đá Việt Nam đều nhờ những nền tảng do VFF đặt ra.
Lên mục tiêu và định hướng phát triển
Không thể phủ nhận những vai trò của VFF với quá trình phát triển của nền bóng đá Việt Nam. Nhờ vào những định hướng và kế hoạch do VFF đặt ra, nền bóng đá đã có nhiều chuyển biến và ghi những dấu ấn lịch sử đáng nhớ trong hơn 25 năm qua.
Với sự phát triển của bóng đá hiện nay, VFF đã luôn đưa ra được những nội dung để có thể đáp ứng được với những sự thay đổi này. Đặc biệt, quan tâm cầu thủ và huấn luyện viên chính là những điều được chú trọng nhất.
Các đời Chủ tịch và tổng thư ký của VFF
Từ khi thành lập tới nay VFF đã trải qua các đời chủ tịch đó là:
– Trịnh Ngọc Chữ (tháng 8 năm 1989–1991)
– Dương Nghiệp Chí (quyền chủ tịch, năm 1991–tháng 10 năm 1993)
– Đoàn Văn Xê (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
– Mai Văn Muôn (tháng 10 năm 1997–tháng 8 năm 2001)
– Hồ Đức Việt (tháng 8 năm 2001–2003)
– Trần Duy Ly (quyền chủ tịch, tháng 1 đến tháng 8 năm 2003)
– Mai Liêm Trực (năm 2003–tháng 6 năm 2005)
– Nguyễn Trọng Hỷ (tháng 6 năm 2005–2013)
– Lê Hùng Dũng (quyền chủ tịch từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014; chủ tịch chính thức từ 3/2014 đến tháng 12/2018)
– Lê Khánh Hải (từ tháng 12 năm 2018 – nay)
Các đời Tổng thư ký của VFF
– Lê Thế Thọ (tháng 8 năm 1989–tháng 10 năm 1993)
-Trần Bẩy (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
– Phạm Ngọc Viễn (tháng 10 năm 1997–21 tháng 1 năm 2005, từ chức[8][9])
– Phan Anh Tú (quyền tổng thư ký, 21 tháng 1 năm 2005[9]–tháng 6 năm 2005)
– Trần Quốc Tuấn (ngày 2 tháng 6 năm 2005–26 tháng 12 năm 2011[10])
– Ngô Lê Bằng (ngày 28 tháng 2 năm 2012[11]–2014)
– Lê Hoài Anh (ngày 31 tháng 3 năm 2014 đến nay)
Các Liên đoàn thành viên của VFF
Có 24 tổ chức liên đoàn bóng đá khu vực là thành viên của VFF, bao gồm:
Miền bắc
– Liên đoàn bóng đá Hà Nội
– Liên đoàn bóng đá Hải Phòng
– Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa
– Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh
– Liên đoàn bóng đá Nam Định
– Liên đoàn bóng đá Yên Bái
– Liên đoàn bóng đá Lạng Sơn
– Liên đoàn bóng đá Thái Nguyên
– Miền trung và Tây Nguyên
– Liên đoàn bóng đá Thừa Thiên – Huế
– Liên đoàn bóng đá Đà Nẵng
– Liên đoàn bóng đá Quảng Nam
– Liên đoàn bóng đá Quảng Ngãi
– Liên đoàn bóng đá Bình Định
– Liên đoàn bóng đá Phú Yên
– Liên đoàn bóng đá Kon Tum
– Liên đoàn bóng đá Đắk Lắk
– Liên đoàn bóng đá Lâm Đồng
– Liên đoàn bóng đá Gia Lai
– Liên đoàn bóng đá Nghệ An
Miền nam
– Liên đoàn bóng đá Bình Dương
– Liên đoàn bóng đá thành phố Hồ Chí Minh
– Liên đoàn bóng đá Tây Ninh
– Liên đoàn bóng đá Long An
– Liên đoàn bóng đá Tiền Giang
– Liên đoàn bóng đá Vĩnh Long
– Liên đoàn bóng đá Cần Thơ
– Liên đoàn bóng đá An Giang
Các ĐTQG do VFF quản lý
Đội tuyển Nam
VFF quản lý các đội tuyển nam bao gồm:
– Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-22 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-14 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá trong nhà U-20 quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia Việt Nam
Đội tuyển Nữ
– VFF quản lý các đội tuyển nữ đó là:
– Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-19 nữ quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-16 nữ quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá U-14 nữ quốc gia Việt Nam
– Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia Việt Nam
VFF quản lý và tổ chức những giải đấu nào?
Hiện nay, VFF thực hiện quản lý các đội tuyển, các câu lạc bộ và tiến hành tổ chức các giải đấu lớn.
Cụ thể, ở cấp đội tuyển, các đội bóng đá thuộc sự quản lý của VFF là:
- Đội tuyển bóng đá quốc gia
- Đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia
- Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia
- U23 quốc gia
- U21 quốc gia
- U19 quốc gia
- U16 quốc gia
- U14 quốc gia
Bên cạnh đó, VFF còn quản lý các giải đấu lớn đó như sau:
- Giải bóng đá vô địch quốc gia V.League 1
- Giải bóng đá hạng nhất/ hạng nhì/ hạng ba quốc gia
- Giải vô địch bóng đá U21 quốc gia
- Giải vô địch bóng đá U19 quốc gia
- Giải vô địch bóng đá U17 quốc gia
- Giải vô địch bóng đá U15 quốc gia
- Giải vô địch bóng đá thiếu niên quốc gia
- Giải vô địch bóng đá nhi đồng quốc gia
- Giải vô địch bóng đá trong nhà quốc gia
- Giải vô địch bóng đá bãi biển quốc gia
- Giải bóng đá trong nhà cúp quốc gia
- Các cúp quốc gia Cúp bóng đá Việt Nam
- Siêu cúp bóng đá Việt Nam
Những thành tựu của VFF
Trong những năm hoạt động đầy tích cực vừa qua, VFF đã đem đến rất nhiều thành tựu cho nền bóng đá của Việt Nam. Có thể điểm danh những thành tựu nổi bật như sau:
- Vào năm 2008, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã giành được chức vô địch tại AFF Suzuki cup, đánh bại đối thủ là Thái Lan trong vòng chung kết.
- Năm 2016, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã bước chân vào tứ kết của giải bóng đá Châu Á, bước phát triển đầu tiên sau 16 năm cố gắng và nỗ lực với giải bóng đá quy mô lớn.
- Trong cùng năm 2016, đội tuyển Futsal đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để có mặt tại vòng chung kết của giải đấu FIFA FUTSAL WORLD CUP COLOMBIA. Đây chính là bước tiền đề để đội tuyển Futsal có thêm động lực phát triển cho thời gian sau này.
- Vào năm 2017, một lần nữa đội tuyển U19 đã khiến người hâm mộ không khỏi thất vọng khi góp mặt vào vòng chung kết FIFA U20 WORLD CUP 2017.
- Năm 2018, một dấu ấn lịch sử đối với nền bóng đá của Việt nam. Đội tuyển U23 dưới sự huấn luyện của huấn luyện viên Park Hang Seo do VFF mời về đã đạt được huy chương bạc tại vòng chung kết Châu Á.
Nhờ vào những thành tựu do VFF đem lại, người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam đã trải qua được những cảm giác tột cùng của hạnh phúc. Đặc biệt, tinh thần dân tộc đã được trỗi dậy và gắn kết mọi người lại với nhau.
VPF và VFF có là một?
Đã có rất nhiều người hâm mộ chưa hiểu rõ VPF và VFF là gì, cho nên họ đã có sự nhầm lẫn khá lớn khi cho rằng hai cái tên này là một. VFF là gì đã được chúng tôi giới thiệu và đề cập ở trên. Đối với VPF, đây là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh The VietNam Professional Football Joint Stock Company. Với tên chính thức tiếng Việt là Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, VPF đã có nhiều hoạt động và vai trò to lớn.
Xét về quy mô quản lý, VFF sẽ chịu trách nhiệm về nhiều mặt hơn cho các hoạt động bóng đá trong lẫn ngoài nước. Còn VPF sẽ là một công ty tổ chức các trận bóng đá chuyên nghiệp trong nước. Với số lượng thành viên bao gồm 25 người, VPF đã hoạt động vô cùng tích cực để có thể phát triển bóng đá nước nhà.
Một đặc điểm nữa để phân biệt VFF và VPF: VFF chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước, còn VPF là một doanh nghiệp bóng đá hoạt động theo luật và hiến pháp.
Có thể nói, sự thành công của nền bóng đá Việt Nam hiện nay góp phần lớn đến từ VFF. Nhờ vào những tầm nhìn rộng và xa, hứa hẹn một tương lai sáng hơn cho nền bóng đá Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích mà Keo8386 chia sẻ về VFF là gì cũng như vai trò quan trọng mà VFF mang lại. Nếu bạn là một người đam mê với nền bóng đá Việt Nam, những thông tin này vô cùng bổ ích. Hy vọng bạn sẽ luôn ủng hộ cho nền bóng đá của Việt Nam cũng như hoạt động của VFF trong tương lai.