Futsal là gì, Futsal có gì khác so với bóng đá sân cỏ? Đây ắt hẳn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Vậy câu trả lời của nó là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Keo8386 nhé!
Nội dung bài viết
Futsal là gì?
Futsal là gì? Nếu hiểu theo cách đơn giản nhất thì đây là bộ môn bóng đá diễn ra ở trong các nhà thi đấu, các trung tâm thể thao. Hay hiểu một cách ngắn gọn hơn thì đây là một hình thức chơi bóng trong nhà.
Vậy bộ môn này được ra đời như thế nào? Futsal ra đời vào năm 1930 tại Montevideo Uruguay thông qua cảm hứng của một giáo viên tên là Juan Carlos Ceriani. Cảm hứng của ông dựa trên cơ sở môn thể thao đang thịnh hành tại Uruguay thời bấy giờ là bóng đá. Trong thời điểm đất nước này vừa giành được giải vô địch World Cup mùa giải đó, giành được huy chương vàng tại thế vận hội mùa hè năm 1924 – 1928 đã gây nên niềm cảm hứng cho ông. Kể từ đó, Futsal được chính thức ra đời.
Sau khi ra mắt không lâu, bộ môn này thực sự trở thành cơn sốt đặc biệt không chỉ ở đất nước Uruguay mà còn ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Cũng chính bởi vậy nên giải Futsal là gì được mọi người quan tâm chú ý.
Luật chơi Futsal
Mỗi môn thể thao đều có một luật chơi và Fusal thì cũng không phải là ngoại lệ. Đối với Futsal, chủ yếu có những điểm khác biệt như sau:
Cầu thủ
Số lượng cầu thủ: Mỗi trận đấu bao gồm 2 đội chơi, mỗi đội được phép cho ra sân 5 cầu thủ bao gồm cả thủ môn.
Đối với cầu thủ thay thế, mỗi đội bóng có tối đa 7 cầu thủ dự bị, không bị giới hạn số lần thay đổi cầu thủ dự bị. Khi một cầu thủ đã ra sân thì vẫn có quyền vào lại sân để thay thế cầu thủ khác, tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
– Việc thay người kết thúc khi cầu thủ bị thay đã rời sân và cầu thủ được thay thế đã vào sân.
– Cầu thủ được thay thế phải vào từ khu vực thay cầu thủ của đội mình phải đợi cầu thủ bị thay thế đã hoàn toàn ra khỏi sân.
– Cầu thủ bị thay thế phải hoàn toàn rời khỏi khu vực thay cầu thủ của đội mình.
– Một cầu thủ dự bị có được tham gia thi đấu hay không là quyền quyết định thuộc về trọng tài.
Bất kì cầu thủ nào cũng có quyền thay thế vị trí thủ môn
Trọng tài
Trận đấu sẽ được điều khiển bởi trọng tài. Trọng tài là người có quyền hành cao nhất trong trận đấu. Người hỗ trợ trong tài chính là các trọng tài phụ. Khác với bóng đá thông thường thì trong futsal trọng tài phụ có thể thay thế cho trọng tài chính.
Điều luật chung
– Nếu như cầu thủ bóng đá Futsal phạm lỗi tối đa 5 lần thì đội đối phương sẽ được hưởng đá phạt
– Lúc bóng ra biên, cầu thủ của đội bạn sẽ được hưởng quyền đá biên. Lúc này, cầu thủ sẽ dùng chân đá bóng chứ không phải đá biên như ở sân cỏ
– Luật chuyền về cho thủ môn cũng bị giới hạn 1 lần chứ không được nhiều lần
– Khi 1 cầu thủ nhận thẻ đỏ thì có thể thay người đã bị đuổi sau 2 phút, hoặc sau khi đối phương đã ghi bàn
– Thủ môn phát bóng thì chủ yếu là ném chứ không được phát bóng bằng chân.
Lỗi và cách xử phạt trong futsal
– Nếu trường hợp cầu thủ giao bóng chạm bóng liên tiếp lần 2 trước khi bóng được đá hoặc chạm bởi một cầu thủ khác thì đội bạn được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm phạt lỗi.
– Với bất kỳ lỗi vi phạm nào xảy ra trogn quá trình giao bóng thì quả giao bóng đều phải thực hiện lại.
Quả thả bóng chạm đất
– Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì lý do nào đó không ghi trong luật thi đấu và lúc đó bóng chưa vượt khỏi các đường biên ngang và đường biên dọc thì trận đấu được tiếp tục bằng quả thả bóng chạm đất.
Quá trình tiến hành quả thả bóng chạm đất
– Một trọng tài thực hiện quả thả bóng chạm đất tại nơi bóng dừng.
Lỗi và cách xử phạt:
Quả thả bóng chạm đất được thực hiện lại khi xảy ra:
– Có một cầu thủ chạm bóng trước khi bóng chạm đất;
– Sau khi thả bóng chạm đất, bóng vượt qua đường giới hạn sân, trước khi cầu thủ chạm bóng.
Trường hợp đặc biệt
– Đội bóng phòng ngự được hưởng quả phạt trong khu vực phạt đền của đội mình có thể đặt bóng tại bất kỳ điểm nào trong khu phạt đền.
– Đội tấn công được hưởng quả phạt gián tiếp trong khu phạt đền của đội phòng ngự, bóng được đặt trên đường giới hạn khu phạt đền tại điểm gần nơi phạm lỗi nhất.
– Nếu quả bóng chạm đất được thực hiện trong khu phạt đền thì bóng sẽ được thả trên đường giới hạn khu phạt đền và gần vị trí bóng dừng nhất.
Sự khác nhau giữa bóng đá Futsal và bóng đá sân cỏ
Theo những gì ghi chép và trải nghiệm của những người đi trước thì Futsal là sự hội tụ của nhiều môn thể thao khác nhau. Có thể kể đến như bóng đá, bóng ném hay bóng rổ.
Về số lượng người tham gia thi đấu. Thay vì 11 cầu thủ trên sân như ở bóng đá sân có thì Futsal lại khác, toàn bộ người trên sân chỉ tối đa là 5 người. Thời gian thi đấu là 40 phút cho cả 2 hiệp đấu, nghĩa là mỗi hiệp chỉ kéo dài khoảng 20 phút và phương thức tạm dừng mỗi lần mỗi hiệp.
Bóng thi đấu cũng khác hơn so với những bộ môn khác. Hầu hết các trận đấu đều sử dụng bóng cỡ số 4 và phải có độ nảy ít hơn 30%. Nó có kích cỡ nhỏ hơn nhưng lại nặng hơn và giúp không chế bóng dễ dàng và giúp người chơi thực hiện các động tác phức tạp.
Sân thi đấu tiêu chuẩn của bóng đá Futsal thường là 20 x 40 (m), kích thước khung thành chủ yếu chỉ cao 2m và rộng 3m. Tuy nhiên cũng chính vì điều này nên các thủ môn không gặp nhiều khó khăn khi bắt bóng. Họ có thể dễ dàng di chuyển đến bất kỳ điểm nào trong khung thành của mình gây khó khăn cho các cầu thủ sút bóng.
Các vị trí thi đấu trong Futsal
Nếu bạn là người mới tìm hiểu về Futsal có thể chưa biết vị trí thi đấu trong bộ môn này như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu vị trí và chức năng của từng vị trí đó nhé.
Có một số người hiểu lầm rằng các vị trí trong futsal sẽ giống với vị trí trên sân cỏ. Tuy nhiên, nó chỉ đúng một phần nào đó bởi mỗi bộ môn sẽ có quy định và đặc trưng riêng và với Futsal cũng như vậy.
Đội hình được các HLV ưa chuộng sử dụng cho đội bóng của mình đó là 1-2-1.
Thủ môn
Vị trí thủ môn là người đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ khung thành, tránh cho đội nhà không phải nhận bàn thua. Khi thi đấu ở vị trí này, cầu thủ có thể nhìn bao quát cả sân và có thể thực hiện những cú ném, đá dùng để phát động tấn công.
Ở trong vòng cấm, thủ môn có thể sử dụng mọi bộ phận trên cơ thể để ngăn chặn đội bóng đối thủ ghi bàn. Có nhiều người nói rằng, thủ môn chiếm tới 50% sức mạnh của một đội bóng. Nếu đội bóng đó mạnh, ắt hẳn họ sở hữu một thủ môn xuất sắc.
Hậu vệ thòng
Người thi đấu trên thủ môn đó chính là hậu vệ thòng. Các cầu thủ đóng vị trí quan trọng, họ chính là chốt chặn cuối cùng trong hàng thủ.
Người đá ở vị trí này thường là đội trưởng. Đội trưởng là người có tiếng nói trong đội bóng, là người có tầm nhìn bao quát có thể chỉ huy và dùng lời nói để định hướng chiến thuật, chấn chỉnh các vị trí khác nơi mà các cầu thủ không nhìn thấy và bao quát được.
Hậu vệ thòng sẽ đối đầu trực tiếp với Pivo đội bóng đối thủ. Cầu thủ sẽ phải sử dụng mọi cách để có thể ngăn chặn Pivo và tất cả cầu thủ đối phương xâm nhập vào khung thành. Giữ cho lưới nhà không bị rung lên.
Bên cạnh đó, hậu vệ còn có thường xuyên tham gia tấn công với các cầu thủ đội nhà. Cầu thủ này tấn công khá hiệu quả bằng cách chạy chỗ bất ngờ, hoặc thực hiện những cú sút xa đầy uy lực. Phụ thuộc vào sơ đồ chiến thuật do HLV đưa ra mà hậu vệ thòng có từng vai trò, nhiệm vụ riêng.
Tiền vệ cánh
Tiền vệ cánh chính là cầu thủ chạy cánh trong đội hình. Khi triển khai bóng thì đều phải qua chân tiền vệ cánh.
Tiền vệ cánh có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ môn Futsal. Cầu thủ chơi ở vị trí này chính là sợi dây liên kết giữa hàng công và hàng phòng ngự. Tiền vệ cánh quan trọng đến mức nếu thiếu mất vị trí này thì chiến thuật của đội bóng sẽ không thể triển khai. Và nếu cầu thủ chơi ở vị trí này thi đấu hiệu quả thì mang lại nguồn lợi rất lớn cho cả hàng công và hàng thủ.
Tiền vệ cánh cần đáp ứng các yếu tố như: Có kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ nhanh, lối di chuyển khéo léo và thể lực sung mãn để có thể đáp ứng được việc hỗ trợ tấn công lẫn phòng thủ trong suốt trận đấu. Nếu cầu thủ này có khả năng tranh chấp với đối phương tốt thì đây chính là một lợi thế.
Tiền vệ cánh có vai trò rất quan trọng nên họ phải là người hiểu nhất về chiến thuật HLV đưa ra. Tiền vệ cánh chính là người giúp cho lối chơi của cả đội bóng trở nên uyển chuyển và cực kỳ linh hoạt.
Tiền đạo
Cầu thủ tiền đạo là người chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình. Và họ thường bị các cầu thủ hậu vệ đối phương kèm cặp cực kỳ kỹ lưỡng.
Nhiệm vụ của cầu thủ tiền đạo đó chính là ghi bàn, tì đè đối thủ, làm hỗn loạn hàng phòng ngự đối thủ, tạo khoảng trống cho đồng đội. Bên cạnh đó, cần phải tham gia hỗ trợ phòng ngự cùng với đồng đội khi đội bóng đối thủ tấn công.
Cầu thủ để chơi ở vị trí tiền đạo cần đáp ứng các yếu tố đó là: Tốc độ nhanh, sức mạnh tốt, sự uyển chuyển, khéo léo và kỹ thuật cá nhân tốt. Và quan trọng nhất đó chính là kỹ thuật dứt điểm chuẩn xác. Nếu có thêm một chút tinh quái và mưu mẹo thì đúng là tuyệt vời.
Vậy sân thi đấu Futsal làm từ chất liệu gì?
Hầu hết, sân thi đấu Futsal được làm từ gỗ hoặc hệ thống các vật liệu nhân tạo hoặc bất kì vật liệu bằng phẳng nào khác. Và nó cần đảm bảo yếu tố không bị mòn. Sân thi đấu Futsal tiêu chuẩn có chiều dài khoảng 38 m đến 42m và chiều rộng là 20m đến 25m.
Nếu tổ chức thi đấu với quy mô nhỏ hơn thì kích thước chiều dài khoảng 25m đến 42m còn chiều rộng từ 16m đến 25m.
Kích thước cầu môn với chiều dài 2m và chiều rộng 3m. Lưới của cầu môn được làm từ chất liệu sợi đay hoặc nylon hay cây gai dầu. Phần lưới được người thi công gắn vào mặt sau của trụ khung thành và xà ngang. Phần dưới gắn vào ống hoặc bất kỳ thiết bị hỗ trợ phù hợp. Độ sâu của khung thành rơi vào khoảng 80 cm tới 1m.
Bài viết trên đây đã giải thích được câu hỏi Futsal là gì và sân bóng futsal có điểm gì khác so với sân khác. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của Keo8386!
>>> Xem Thêm: