Futsal (Bóng đá trong nhà) được biết đến là môn thể thao yêu cầu tinh thần đồng đội và khả năng nắm bắt trận thế cao. Một yếu tố quan trọng không thể kể đến quyết định đến chiến thắng đó chính là chiến thuật. Hãy cùng tìm hiểu về chiến thuật futsal, nguyên tắc sử dụng và 4 sơ đồ chiến thuật trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Chiến thuật futsal là gì?
Tương tự như bóng đá trên sân cỏ, trong Futsal cũng cần có những chiến thuật. Chiến thuật Futsal là phương pháp đá của mỗi đội bóng trước giờ thi đấu, cả đội sẽ dựa vào sơ đồ mà huấn luyện viên đã đề ra để thực hiện theo. Những chiến thuật này được sắp xếp hợp lý để cho mỗi cầu thủ trong đội phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình.
Trong mỗi chiến thuật sẽ có thể nghiêng hẳn về phòng thủ hoặc nghiêng về tấn công tùy vào từng thời điểm. Do số lượng cầu thủ trên sân khác nhau nên các chiến thuật trong Futsal sẽ khác với bóng đá trên sân.
Nguyên tắc trong chiến thuật futsal?
Cũng giống như trong bóng đá, khoảng trống là tất cả trong khi chơi Futsal. Dưới đây là 25 nguyên tắc chủ yếu trong chiến thuật futsal
– Mở biên: Các cầu thủ đá cánh phải mở ra 2 biên để tạo ra khoảng trống cho các đường chuyền
– Muốn tìm khoảng trống, hãy chạy đến nơi đồng đội vừa rời khỏi: Điều này khiến cho đội bóng biến hóa hơn, khi mà đối phương đang quá tập trung vào đồng đội đang di chuyển của bạn.
– Hỗ trợ đồng đội: Luôn luôn di chuyển để có thể tạo hướng chuyền cho đồng đội. Trong trường hợp đang có 2 đồng đội khác đang tiến gần với người giữ bóng, hãy chủ động nới rộng ra để người giữ bóng có khoảng rộng thực hiện đường chuyền.
– Nguyên tắc 3 giây: Khi toàn đội đang trong tư thế tấn công thì mỗi cầu thủ không nên đứng yên 1 chỗ quá 3 giây. Thay vào đó, các cầu thủ phải liên tục di chuyển khi không có bóng.
– Luôn để ý tới bóng trong chân đồng đội: Nếu như đồng đội muốn chuyền bóng cho bạn thì người ta sẽ để ý xem rằng bạn có đang nhìn mình không rồi mới quyết định chuyền.
– Khi có bóng hãy tiến gần phía hậu vệ, còn không thì ngược lại: Điều nay giúp cho các đường chuyền khó bị cắt hơn và hậu vệ sẽ biết được bạn đang muốn chuyền bóng cho anh ấy.
– Di chuyển ngay sau khi chuyền bóng: tương tự với nguyên tắc 3 giây, hãy luôn sẵn sàng cho những đường chuyền tiếp theo.
– Đánh lạc hướng đối thủ trước khi chuyền bóng: hãy đánh lạc hướng đối thủ của mình bằng cách giả vờ là chuyền hướng này nhưng thực tế lại là chuyền hướng khác nếu như đang có nhiều hơn 1 sự lựa chọn cho các đường chuyền.
– Hãy chuyền bóng đơn giản nhất có thể: đừng dùng bóng bổng khi đó không phải là sự lựa chọn cuối cùng.
– Đừng chuyền bóng quá mạnh hoặc quá non: Vì kích thước sân Futsal rất nhỏ nên khi đá mạnh thì bóng sẽ bị ra biên. Còn đá nhẹ quá thì sẽ là cơ hội cho đối phương lấy được bóng và ghi bàn.
– Đừng hiền quá: thay vì là những con cừu ngây thơ thì hãy là những con cáo già mưu mẹo. Điều cấm kỵ là không nên để đối thủ biết bạn đang nghĩ gì hay đọc được đường chuyền của mình.
– Đừng rê dắt nếu đang là người cuối cùng trong hàng phòng ngự: nếu là người cuối cùng trong hàng phòng ngự, việc rê dắt bóng sẽ dẫn đến mất bóng khiến cho thủ môn rơi vào tình thế nguy hiểm.
– Đừng rời mắt khỏi đối thủ: Khi đang không kiểm soát bóng, hãy để mắt tới đối thủ xem người mình đang cần kèm ở đâu và dự đoán những đường chuyền tiếp theo của đối phương.
– Đừng để đối phương có thời gian suy nghĩ: Liên tục áp sát và truy cản đối thủ là cách tốt nhất để đối phương mất bóng.
– Đừng hoán đổi vị trí khi đang ở hàng phòng ngự: nếu nhận thấy cầu thủ của mình đang kèm di chuyển sang cánh bên kia, đừng chạy theo họ, hãy ra hiệu cho đồng đội của mình thực hiện điều đó.
– Luôn giữ liên lạc với đồng đội: đừng chơi trong im lặng, hãy liên lạc liên tục với đồng đội và chú ý nhận liên lạc từ đồng đội trên sân.
– Mọi cầu thủ đều phải đứng trước bóng khi ở hàng phòng ngự: Các cầu thủ phải trở thành một bức tường thành chắc chắn chắn trước khung thành khi mất bóng chứ không phải đứng nhìn bóng tung lưới đội mình.
– Không được nghỉ ngơi trong khi phòng ngự: Mọi cầu thủ đều có trách nhiệm quay về hàng phòng ngự vì đối phương lợi dụng được sơ hở cực kì nhanh chóng.
– Đường biên chính là một hậu về: Hãy cố gắng ép đối phương ra biên để “giam” họ bởi đối phương không có quá nhiều lựa chọn khi đã bị ép sát biên.
– Tắc bóng thật dứt khoát: Hãy trở nên mạnh mẽ khi tắc bóng nhưng không đồng nghĩa là chơi bạo lực. Tắc bóng dứt khoát nhưng đồng thời phải tính toán kỹ càng để không bị phạm lỗi.
– Xông xáo khi phòng ngự: Trái bóng không bao giờ ngừng nghỉ trên sân nên hãy luôn cố gắng giành được bóng bằng mọi giá.
– Kết thúc giai đoạn tấn công là một cú sút căng nhất có thể: Đừng để thủ môn hay hậu vệ được bóng để tổ chức tấn công nhanh. Họ sẽ luôn lợi dụng tốt cơ hội này.
– Thủ môn phải luôn kiểm soát nhịp độ trận đấu: khi đội nhà đang trong tình thế thua, thủ môn phải luôn là người tiết kiệm thời gian bằng cách đưa bóng vào cuộc nhanh nhất có thể. Khi đội nhà đang dẫn trước và có bóng, thủ môn phải làm chậm nhịp độ trận đấu để đối thủ chững lại.
– Nguyên tắc 5 đường chuyền: theo nghiên cứu, futsal cần 5 đường chuyền để kéo dãn hàng phòng ngự của đối phương. Khi tiến hành tấn công, hãy tính số đường chuyền đội nhà đã thực hiện và đưa ra cú sút quyết định.
– Cẩn thận với những đường căng ngang: Căng ngang là một sự lựa chọn không tồi khi đang tấn công nhanh. Hãy đảm bảo an toàn vì nếu đối phương cắt được bóng thì đó sẽ là một thảm họa bởi 2 cầu thủ tấn công đã di chuyển xuống sâu ở cánh và sẽ không kịp quay về hỗ trợ hàng phòng ngự.
Các bài chiến thuật trong Futsal
Sơ đồ 1 – 2 – 1
Sơ đồ 1 – 2 – 1 hay còn biết đến với tên gọi khác là sơ đồ kim cương đen. Đây là loại chiến thuật bố trí 1 tiền đạo chơi cao nhất, phía sau là 2 tiền vệ vừa hỗ sợ hàng phòng ngự, vừa tham gia tấn công và 1 hậu vệ ở vị trí thấp nhất.
Đây được đánh giá là cân bằng giữa thủ và công. Các cầu thủ được tổ chức cực kì kỷ luật từ vị trí chơi đến tinh thần trách nhiệm của từng thành viên. Với 2 tiền vệ ở giữa sân, một người sẽ lo phòng thủ còn người còn lại sẽ đảm nhận nhiệm vụ tấn công.
Đối với sơ đồ này yêu cầu Huấn luyện viên phải có sự lựa chọn nhân sự kỹ càng, đặc biệt là vị trí tiền vệ. Vị trí tiền vệ trong sơ đồ 1 – 2 – 1 này nếu chỉ có thiên hướng tấn công thì hàng thủ sẽ khó để đứng vững khi bị đội bạn đe dọa. Cầu thủ tiền vệ phải có thể lực tốt và sự cơ động để có thể đảm nhận tốt hai nhiệm vụ. Bên cạnh đó cả hai phải có sự phối hợp ăn ý với nhau tránh bị đối phương khai thác được khoảng trống giữa sân.
Sơ đồ 2 – 0 – 2
Hay còn gọi là sơ đồ cái hộp hay 2 back 2 up, sơ đồ 2 – 0 – 2 này chia tách đội hinh thành hai nhiệm vụ rõ ràng. Cụ thể, hai cầu thủ đứng trên đảm nhận nhiệm vụ tấn công còn 2 cầu thủ phía dưới đảm nhận chức năng phòng ngự.
Đây là cách bố trí sơ đồ mạch lạc và dễ vận hành nhất trong các chiến thuật hiện nay. Trong Futsal thường sẽ có 3 người trong một tình huống tấn công, do vậy, sơ đồ chiến thuật này đảm bảo sự linh hoạt khi hai người tham gia tấn công và hàng phòng ngự đều có thể linh động để có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Mọi thứ đều có tính hai mặt và sơ đồ này cũng không phải ngoại lệ. Hàng phòng ngự hai người quá mỏng rất dễ bị đối phương đâm thủng nếu không được bọc lót kĩ càng. Mặt khác, hàng tấn công và phòng ngự trong sơ đồ cái hộp này nếu không có sự hiểu ý nhau rất dễ gây ra tình huống dẫm chân lên nhau và hoạt động chồng chéo.
Sơ đồ 1 – 1 – 2
Hay còn được gọi là sơ đồ chiến thuật chữ Y, đây là loại sơ đồ thiên hẳn về tấn công nên mang tính mạo hiểm cực lớn đòi hỏi cả đội bóng vận hành với ý thức chiến thuật cao. Sơ đồ này bố trí hai cầu thủ tấn công ở tuyến trên, hai cầu thủ ở hàng buộc phải có một người hỗ trợ tấn công còn một người còn lại nhận nhiệm vụ phòng thủ.
Sơ đồ chữ Y này chỉ được áp dụng trong trường hợp đội bóng buộc phải ghi nhiều bàn thắng hoặc trong trường hợp đối thủ quá yếu để bản thân đội mình áp đặt lối chơi.
Do thiên hẳn về tấn công nên cầu thủ chịu trách nhiệm phòng ngự trong sơ đồ chữ Y sẽ phải gặp áp lực rất lớn. Nếu hai tiền đạo ở khu vực phía trên không hỗ trợ phòng ngự thì khả năng đội nhà bị thủng lưới rất cao.
Thông thường sẽ không có đội bóng nào sử dụng sơ đồ chữ Y trong suốt cả trận đấu mà sẽ có sự phối hợp linh hoạt với cả sơ đồ chữ Y với sơ đồ kim cương và sơ đồ kim tự tháp để cân bằng giữa tấn công và phòng thủ.
Sơ đồ 2 – 1 – 1
Hay còn được biết đến với tên gọi sơ đồ kim tự tháp, là loại sơ đồ thiên về hướng phòng thủ. Trong chiến thuật này sẽ có 1 tiền đạo cố định ở phía trên và 1 tiền vệ hỗ trợ phía sau, 2 người ở vị trí hàng phòng ngự.
Vì là chiến thuật phòng ngự tập trung nên các cầu thủ đều có một nhiệm vụ khá rõ ràng. Vị trí tiền đạo có nhiệm vụ tấn công chuyên trách khi đội nhà có bóng, hai tiền vệ vẫn lên công về thủ đa năng như những loại sơ đồ khác.
Do thiên hẳn về phòng thủ nên chỉ áp dụng trong trường hợp gặp những đội bóng mạnh, vượt trội hơn hẳn về đẳng cấp để tránh bị thủng lưới quá nhiều
Loại hình sơ đồ này đòi hỏi rất cao với vị trí tiền vệ bởi nếu chỉ biết mỗi phòng thủ thì sẽ khó có cơ hội ghi bàn khi mà chỉ mình tiền đạo phía trên tham gia tấn công. Vì thế hậu vệ và tiền vệ đòi hỏi phải có tư duy chiến thuật tốt và khả năng xoay sở cao để phản công tốt khi đội nhà có cơ hội giành được bóng.
Những lưu ý khi sử dụng sơ đồ chiến lược trong Futsal
Futsal cũng gần giống với bóng đá trong đội hình 11 người. Tùy thuộc vào diễn biến trận đấu mà các sơ đồ chiến thuật có thể cố định hoặc linh hoạt. Ngược lại nếu HLV chỉ áp dụng duy nhất một sơ đồ chiến thuật thì đội bóng rất khó để giành chiến thắng. Chính vì vậy, cần phải sử dụng sơ đồ chiến thuật một cách linh hoạt nhất để đem đến hiệu quả.
Nếu đội bạn đang ở trong thế bị đối phương tấn công dữ dội hãy áp dụng sơ đồ 2 – 1 – 1. Còn khi đội bạn đang giành quyền kiểm soát bóng hãy đổi sang sơ đồ chiến thuật 1-1-2 hoặc 2-0-2.
Vị trí tiền vệ đặc biệt quan trọng. Cầu thủ đá ở vị trí này cần đáp ứng điều kiện như: Thể lực dẻo dai, khả năng cơ động tốt,… Nhờ đó mà họ có thể vữa hỗ trợ phòng thủ lẫn phòng ngự phản công.
Trên đây là những chiến thuật Futsal cơ bản, hy vọng qua bài viết này các bạn độc giả đã có thêm những hiểu biết về bộ môn thể thao trong nhà này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác của Keo8386!
>>> Xem Thêm:
- Kích thước sân bóng đá Futsal trong nhà đạt tiêu chuẩn FiFa?
- Futsal là gì? Sự khác biệt của sân bóng futsal?